Đọc sách một ngày mưa se lạnh

 Đọc sách, để tìm câu trả lời, cuối cùng lại tìm ra n câu hỏi, và n+1 nhận định mâu thuẫn lẫn nhau. Giống như cái hộp panda, chứa đầy quỷ dữ trong đó, bề ngoài rất đẹp, nhưng mở hộp ra thì...chỉ ước giá như đừng mở!

 23 tuổi, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nôm na là đang đứng trên đường băng, có thể cất cánh, có thể k, nhưng nhiều lúc phân vân, trầm ngâm hồi lâu, nhất lại là trong một ngày mưa thế này. Nên làm gì để hướng tới một cuộc đời, để hạnh phúc, để " get my life ". Thực sự thì bây giờ, bản thân mình k biết. Thế nên mới phải đọc sách, để định hướng cuộc đời.
 Năm nhất đại học, ngưỡng mộ Adam Khoo làm sao, vì nghe được khẩu hiệu thần thánh của anh là " từ đần độn trở thành thiên tài, từ tay trắng thành triệu phú ". Để rồi vỡ mộng theo kiểu " tay trắng gây dựng nên số nợ khổng lồ". May mà tỉnh ngộ kịp sau 1 năm, chứ k thì k biết bây giờ thế nào rồi. Nực cười nhớ lại cuốn sách hồi đó " Tôi tài giỏi bạn cũng thế" mà thấy thật buồn cười. Đúng là có những cuốn sách chỉ phù hợp với từng lứa tuổi. Đối với học sinh cấp 3, với những người sắp sửa bước vào những kỳ thi quan trọng thì cuốn sách của Adam Khoo thực sự là cẩm nang gối đầu giường, nhưng qua tuổi đó, thì thôi, k nên chìm vào ảo mộng nữa.
 Năm 2, nhiều biến cố lớn của gia đình, của học hành kéo mình vào một cuộc sống mới. Những cuốn sách "self help" k có nhiều tác dụng với mình nữa, nói chung là vô cảm (Khái niệm sách “self help” rất rộng, nhưng thường được hiểu là loại sách dạy tu thân, học làm người, chứa đầy lời khuyên thông tuệ và các “bí kíp” để nhanh giàu, nhanh khôn, nhanh thành công...) Năm cuối đến bây giờ, chỉ có hứng thú với những cuốn sách, hoặc là k dính dáng gì đến cuộc đời, kiểu trinh thám-kinh dị, hoặc là nếu có, thì phải thực tế kiểu tự truyện, kiểu những doanh nhân nếu làm giàu tự viết ra, từ đó thấm ra nhiều bài học cho bản thân. Nhưng rồi lựa chọn những cuốn sách như thế này k dễ chút nào. Nhiều lúc có những doanh nhân tưởng chừng là thần tượng, đến lúc lại khiến mình thất vọng tràn trề.
 Người viết ra cuốn Made in Japan, kể lại hành trình khởi nghiệp của mình từ lúc đi lính cho đến lúc thành lập và phát triển công ty thành một gã khổng lồ mang tên Sony. Mình rất rất khâm phục. Ít ra vì tính chân thực trong đó. Khởi nghiệp với 500 USD, với cơ đồ là những gã học kỹ thuật, biết ít nhiều đến những lĩnh vực vật lý ứng dụng. Có thể tóm tắt kiểu nôm na " tay trắng gây dựng cơ nghiệp bạc tỷ " cực kỳ ấn tượng. Những bài học về tính cần cù, tinh thần doanh nghiệp Nhật Bản, kỷ luật và học tiếng Anh trong thế giới phẳng, về quan hệ giao thương quốc tế. Thực sự cuốn sách thật bổ ích.
 Bên cạnh mặt tốt, cũng có mặt trái của mặt tốt. Nó k phải là mặt xấu. Nếu có những cuốn sách là gỗ tốt, thì cũng có những cuốn sách chỉ là " nước sơn tốt".  Dạy con làm giàu, là một ví dụ. 
Robert Kyosaki, tác giả cuốn cha giàu cha nghèo, đã kể lại hành trình làm giàu để có được cái gọi là tự do tài chính rất ấn tượng, nghỉ hưu ở tuổi 47, viết sách dạy làm giàu với những triết lý để đời " những gì con nhà giàu học được mà nhà trường k bao giờ dạy bạn...". Nhưng rồi cuối cùng, khi đọc những điều vớ vẩn trong sách, mình chợt nhận ra, hóa ra, ông ấy kiếm được 1 đồng chỉ đủ sống, rồi ông ấy viết sách bán và kiếm 10 đồng. Tại sao giai đoạn tự do tài chính, ngài " giàu có" của chúng ta k kể lại để mọi người học tập? Hiểu ra, và buồn lắm
 Lý Gia Thành, ông chủ của những ông chủ trong giới kinh doanh Hồng Công, 14 tuổi đã nghỉ học để ra bán hàng, làm thợ sửa đồng hồ.... 17 tuổi đã làm nhân viên kinh doanh trong một công ty sản xuất đồ nhựa, 2 năm sau thành lập công ty nhựa của riêng mình, 20 tuổi điều hành doanh nghiệp hoa nhựa với tài sản khoảng 10 triệu đô la!!!! Thật k thể tin nổi, ngay cả thiên tài cũng phải ngã mũ. Đấy là những gì nhà báo Anthony B. Chan viết trong cuốn sách " Lý Gia Thành, ông chủ của những ông chủ trong giới kinh doanh Hồng Kong". Nhưng trong cuốn Những bố già Châu Á, một trong 10 cuốn sách hay nhất viết về doanh nhân do tạp chí phố Wall bình chọn, thì Lý đã được đi học trong một vài năm và sau đó bắt đầu làm việc cho một người chú giàu có, người này là Chung Ching Um, con gái ông ta là Amy Chong đã kết hôn với Lý Gia Thành. Và sau đó Lý trở thành một phần của nhóm những người dẫn đầu các đại gia quan trọng, nhờ kết hôn với con gái ông chủ. Doanh nghiệp mà Lý làm việc trong thực tế thuộc về bố vợ ông, và những gì Lý làm được là tổ chức các hoạt động. Theo một bạn tình trong thời gian dài của Lý thì mẹ vợ của ông cũng giúp thêm cho ông về mặt tài chính. 
 Như vậy, nếu đem so sánh 2 cuốn sách, sẽ thấy 2 bộ mặt của Lý Gia Thành, một mặt là " tay trắng thành triệu phú", một mặt là " kế thừa từ bố già giàu có". Vậy thì, rốt cuộc, cuốn sách nào viết đúng??? Sự thật đau lòng là cả 2 đều đúng. Nhưng nó làm triệt tiêu động lực của chính mình trên hành trình tiếp theo của cuộc đời. Đôi khi sự thật như chiếc hộp panda, chứa đầy quỷ dữ, thà k biết còn hơn.
 Thật đáng buồn là những cuốn sách như cuốn Made in Japan viết ra thì ít, mà cuốn sách kể về những " Lý Gia Thành" thì thật nhiều.
 Thêm một vấn đề nữa. 23 tuổi, tốt nghiệp đại học và k xu dính túi. Đam mê thì có, nhưng có nên theo đuổi đam mê. Nói về việc này thì ví dụ về Steve Jobs, người sáng tạo ra Apple thay đổi cả thế giới là ví dụ điển hình. Nhưng rồi lại đọc được bài báo này : " ...Nếu một Steve Jobs trẻ tuổi nghe theo lời khuyên của chính ông và quyết định theo đuổi công việc mà ông yêu thích, chắc hẳn ngày nay chúng ta sẽ biết đến ông như một giáo viên nổi tiếng ở trung tâm thiền Los Altos. Nhưng ông đã không nghe theo lời khuyên đơn giản đó. Công ty máy tính Apple rõ ràng không được sinh ra trong niềm đam mê, mà thực ra là kết quả của một cơ hội may mắn – một kế hoạch “ngắn hạn” đã bất ngờ cất cánh.
Tôi không nghi ngờ rằng cuối cùng Jobs đã dần trở nên đam mê với công việc của mình. Nếu bạn đã từng xem một trong những bài diễn thuyết chủ đạo nổi tiếng của ông, bạn sẽ thấy một người đàn ông rất yêu những gì ông ấy đang làm. Nhưng vậy thì sao? Tất cả chỉ là thật tốt khi bạn thích những gì bạn làm. Lời khuyên này cho dù đúng, lại khá thừa và không giúp gì chúng ta với những câu hỏi cấp bách: Làm thế nào để tìm được công việc mà cuối cùng chúng ta sẽ yêu thích?
Giống như Jobs, chúng ta có nên từ chối việc yên ổn trong một công việc cứng nhắc và thử hàng loạt những kế hoạch ngắn hạn, đợi chờ một trong số chúng sẽ cất cánh? Lĩnh vực chúng ta khám phá có quan trọng không? Làm sao để biết lúc nào nên bám lấy một dự án và khi nào thì rời bỏ nó? Nói cách khác, câu chuyện của Jobs nảy sinh ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Có lẽ điều duy nhất rõ ràng là, ít nhất đối với Jobs, “theo đuổi đam mê” không phải là một lời khuyên đặc biệt hữu ích."
 Vậy là đang đau đầu trên hành trình chuẩn bị cất cánh cho bản thân, k tìm được câu trả lời, đọc sách của những người đi trước để tìm đáp án, nhưng k những k tìm ra, lại tìm thấy n câu hỏi và n+1 nhận định đầy mâu thuẫn với nhau. Phải làm sao, làm sao ( Giọng sao giống Tiên cookie trong bài hát Say you do, just kidding...) Trời ơi, trời ơi!!!!!!!!!!

Post a Comment

Previous Post Next Post